Ăn gạo lứt thường xuyên có thật sự tốt cho cơ thể? Share Share Share Hiện nay, rất nhiều người đã dùng gạo lứt để thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường và hỗ trợ giảm cân,… Vậy cụ thể giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt ra sao và thường xuyên ăn gạo lứt có tốt không? Gạo lứt là gì? Có mấy loại gạo lứt? Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, đã được loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, để lại phần cám gạo và mầm, có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có thể phân loại gạo lứt như sau: Phân loại theo tính chất gạo: Gạo lứt sẽ chia làm gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp. Trong đó: Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ cũng có nhiều loại khác nhau như gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài,… Trước khi nấu, cần vo gạo rồi ngâm gạo với nước để thời gian nấu chín gạo nhanh hơn và giúp dễ tiêu hơn. Gạo lứt nếp: Loại gạo này thường có nguồn gốc từ các loại gạo nếp như gạo nếp hương, gạo nếp cái hoa vàng,… Đặc điểm của loại gạo này là mềm dẻo nên có thể dùng để nấu xôi, làm bánh,… Phân loại theo màu sắc: Gạo lứt trắng: Loại gạo này phổ biến nhất, giàu dưỡng chất và phù hợp với nhiều đối tượng. Gạo lứt đỏ: Gạo có màu đỏ và có chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với những người ăn chay, người cao tuổi hay bệnh nhân tiểu đường,… Cần lưu ý phân biệt gạo lứt đỏ với gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng có thể làm tăng chỉ số đường huyết vì thế không phù hợp với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường. Gạo lứt đen: Loại gạo này có chứa ít đường và giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cùng với nhiều dưỡng chất khác, rất tốt cho sức khỏe. Như vậy, không chỉ có một loại gạo lứt mà có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau và phần lớn mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể ăn đa dạng các loại gạo này để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Gạo lứt có tốt không? Do không phải trải qua quá trình xay, giã nên gạo lứt có thể giữ được giá trị dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với gạo trắng. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, carb, Niacin (B3), Thiamin (B1), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6), sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,… Nhiều người thắc mắc “gạo lứt có tốt không”. Vì nguồn dưỡng chất phong phú mà gạo lứt mang lại, thì câu trả lời là “có”. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà gạo lứt có thể mang lại cho sức khỏe của chúng ta: Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Sử dụng gạo lứt cũng là một thói quen giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại gạo này có lợi ích kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhiều đến chế độ ăn của mình để đảm bảo một bữa ăn cân bằng dưỡng chất. Tốt nhất hãy kết hợp gạo lứt với những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất khác như các loại rau củ quả, chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe tim mạch Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và một số loại hợp chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp. Hợp chất lignans trong gạo lứt cũng mang đến tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol và đồng thời giảm xơ vữa động mạch. Từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây bệnh tim mạch. Hơn nữa, loại gạo này cũng có chứa nhiều magie, rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim và tử vong. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả Nếu bạn hỏi “gạo lứt có tốt không” và muốn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn kiêng nhằm thực hiện mục tiêu giảm cân thì câu trả lời là “có”. Thay vì ăn gạo trắng mỗi ngày, bạn có thể ăn gạo lứt để giảm cân hiệu quả hơn. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, trung bình khoảng 158 gram gạo lứt thì có chứa 3,5 gram chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, đồng thời giảm cơn thèm ăn vặt và hạn chế nạp thêm calo cho cơ thể. Vì thế, nếu có ý định giảm cân, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Không chứa gluten Đây là một loại protein có thể tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì. Thời gian gần đây, nhiều người đã thực hiện chế độ ăn không chứa gluten, vì chất này có thể gây ra những vấn đề như sau: Một số trường hợp không dung nạp được gluten và khi tiêu thụ chất này có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, gây đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,… Hơn nữa, gluten cũng không tốt cho những người mắc bệnh tự miễn. Điều quan trọng là gạo lứt hông có chứa gluten vì thế nó đã được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo không dung nạp gluten. Tăng cường sức khỏe xương Trong gạo lứt có chứa nhiều magie - rất tốt cho xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Hơn nữa, khi ăn gạo lứt thì quá trình hoạt hóa vitamin D trong cơ thể cũng diễn ra thuận lợi hơn và từ đó giúp hấp thụ canxi tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh về xương khớp. Gạo lứt có thể bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng không phải tốt với tất cả mọi người. Những trường hợp dưới đây nên hạn chế ăn gạo lứt: Người có chức năng tiêu hóa kém, đã từng trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn vốn đã hoạt động kém lại tăng thêm áp lực. Vì thế, trường hợp này không nên ăn nhiều gạo lứt. Người có khả năng miễn dịch kém: Những trường hợp này ăn nhiều gạo lứt có thể dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể. Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn nhiều gạo lứt. Tin tức liên quan 11 mẹo giảm cân sau Tết nhanh chóng và hiệu quả Việc thừa cân sau Tết luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nhưng với những mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp các bạn giảm cân nhanh chóng sau Tết, lấy lại vóc dáng thon thả ngay tại nhà cực kỳ đơn giản. TẾT - Khỏe Đẹp 3 mẹo ăn uống đơn giản giúp bạn không lo tăng cân quá nhiều trong dịp Giáng sinh Giáng sinh là thời điểm mà các kế hoạch tập thể dục và ăn kiêng của nhiều người gần như bị phá vỡ. Với huấn luyện viên cá nhân và chuyên gia thể dục Matt Hodges, điều này không có gì sai. Xem thêm