Sự khác biệt giữ giao thức HTTP VÀ HTTPS là gì? Share Share Share Nếu như để ý trên các trình duyệt mà bạn truy cập thì sẽ thấy ở một số trang web tự động thường có thêm tiền tố HTTP và HTTPS ở đằng sau URL của website đó. Vậy HTTP là gì? HTTPS là gì? Sự khác nhau giữa 2 giao thức này và tầm quan trọng của chúng trong thế giới web là gì? Cùng chúng tôi lý giải ở bài viết dưới đây nhé! Giao thức HTTP là gì? Rất nhiều người thắc mắc: “HTTP là viết tắt của từ gì?” Để lý giải câu hỏi này, hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản về giao thức này nhé! HTTP (HyperText Transfer Protocol) là giao thức được sử dụng để truyền tải siêu văn bản. Để truyền tải dữ liệu giữa các web server đến các trình duyệt web và ngược lại mọi người thường sử dụng giao thức http. Giao thức này còn được hiểu là cấp độ ứng dụng được sử dụng cho các hệ thống thông tin phân phối và đa phương tiện. HTTP sử dụng cổng 80 và giao tiếp trên cơ sở TCP/IP để phân phối dữ liệu (các tệp HTML, file ảnh, media,…) trên www. Nó cung cấp một cách tiêu chuẩn hóa cho các máy tính giúp chúng có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng. Chi tiết các thông số kỹ thuật HTTP xác định cách mà dữ liệu yêu cầu máy chủ được xây dựng như thế nào khi được gửi tới server. Phương pháp này cũng giống như cách mà server phản hồi lại các yêu cầu này. HTTP là giao thức chung là không trang thái (stateless) mà bạn có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau. Bạn có thể hiểu là khi gõ vào 1 địa chỉ bên trong trình duyệt web, nó sẽ gửi 1 yêu cầu qua giao thức http tới web server. Tiếp theo, hệ thống web sẽ nhận yêu cầu và trả lại kết quả cho trình duyệt website. Trong quá trình sử dụng trình duyệt để truy cập web, người dùng sẽ gặp các thông báo lỗi khác nhau như sau: Lỗi 404 hay http 404 có nghĩa là lỗi không tồn tại địa chỉ mà bạn đang truy cập. Lỗi 401 là lỗi bạn truy cập vào nơi yêu cầu xác thực tuy nhiên lại không vượt qua được. Lỗi 500 gặp phải thường do web server mà bạn đang truy cập gặp phải lỗi nên không thể truy cập vào được nữa. Giao thức HTTPS là gì? Https (HyperText Transfer Protocol Secure) là giao thức sử dụng thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa dữ liệu khi truyền tải. Chứng chỉ bảo mật này được sử dụng nhằm tăng thêm tính an toàn cho web server với trình duyệt web. Giao thức https sử dụng cổng 433 để truyền tải dữ liệu. Giao thức https tạo nên một rào chắn an ninh đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của người dùng trên mạng Internet. Cho dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng giao thức HTTPS chỉ được sử dụng tại các website có thực hiện giao dịch liên quan tới mua bán, chuyển tiền hoặc chuyển giao những thông tin bảo mật của khách hàng. Với mục đích mang các thông tin được truyền tải từ máy chủ tới những trình duyệt được đảm bảo an toàn hơn. Giao thức HTTPS đảm bảo một số tính chất của thông tin lưu truyền như: Tính bảo mật: Khi sử dụng phương thức mã hóa để đảm bảo các thông điệp được trao đổi giữa server và client trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể nào bị kẻ thức 3 đọc được. Đảm bảo tính toàn vẹn: Dùng phương thức hashing để máy chủ và người dùng có thể tin tưởng thông điệp mà họ nhận được mà không bị mất mát hoặc bị chỉnh sửa trước đó. Mức độ tin cậy: Khi chứng chỉ số SSL, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm trang web mình truy cập là chính chủ. Do sự thúc đẩy của Google và Mozilla nên tốc độ chuyển đổi những website hoạt động trên giao thức http sang https ngày càng tăng. Theo đó, những trình duyệt này sẽ dán nhãn với các trang web sử dụng kết nối http là “Không bảo mật” hoặc “không an toàn”. Thậm chí, Google còn đưa giao thức https trở thành 1 trong các tiêu chí sử dụng để xếp hạng website trên toàn bộ các kết quả tìm kiếm. Sự khác nhau giữa giao thức HTTP và HTTPS là gì? Từ tên gọi cho tới cách thức hoạt động hay tốc độ truy cập, chúng ta có thể thấy giao thức http và https có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau: Về tên gọi HTTPS là cụm từ viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure và HTTP là Hypertext Transfer Protocol. Sự khác nhau trong phần tên gọi này không chỉ là để phân biệt mà nó khẳng định với khách hàng rằng giao thức https an toàn hơn nhiều so với http – giao thức không có “secure”. Vấn đề bảo mật thông tin riêng tư của người dùng ngày càng cao khiến cho xu hướng sử dụng https cũng ngày một nhiều hơn. Nguyên lý hoạt động HTTP hoạt động theo mô hình Client – Server, tại đây các máy khách sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ và chờ sự hồi đáp từ nó. Vì vậy để có thể trao đổi thông tin với nhau, máy khách và máy chủ phải thực hiện một giao thức thông nhất đó là http. Giao thức này chỉ có tác dụng trong quá trình truyền tải thông tin giữa hai phía và không có bất cứ tác dụng nào trong việc bảo mật thông tin. HTTPS cũng hoạt động khá giống với HTTP và có bổ sung thêm các giao thức bảo mật của chứng chỉ SSL hoặc TLS. Việc sử dụng giao thức này giúp cho cơ sở dữ liệu trong quá trình truyền tải được mã hóa và bảo mật an toàn nhất. Về cổng kết nối Nơi mà máy khách nhận được thông tin từ máy chủ là cổng kết nối (cổng Port). Với mỗi cổng Port sẽ có số hiệu và chức năng riêng biệt. Cụ thể như việc giao thức truyền tải thông tin tại HTTP sử dụng cổng port, còn https dùng cổng 443. Tốc độ truy cập Giao thức https thường ít được dùng do thời gian truy cập chậm hơn nhiều so với http khoảng thời gian trước đây. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, khi cấu hình máy và tốc độ truy cập mạng tăng lên một cách đáng kể thì con số này sẽ được rút ngắn gần như bằng 0. Với những thông tin trên đây, các bạn có thể thấy rằng giao thức https an toàn hơn nhiều so với http. Giao thức này được sử dụng phổ biến nhất là khi thực hiện việc mã hóa dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân khách hàng. Đó cũng là lý do khiến giao thức http được nhiều người sử dụng đến vậy. Tin tức liên quan 10 lợi ích khi sở hữu website đối với doanh nghiệp Ngày nay, có một website công ty cũng quan trọng như có một cửa hàng, văn phòng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 6/10 khách hàng mong đợi các thương hiệu có nội dung trực tuyến về doanh nghiệp của họ. Nếu bạn sở hữu hoặc điều hành một doanh nghiệp chưa thực hiện bước đó vào thế giới trực tuyến, đây là 10 lợi ích của website đối với doanh nghiệp sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao không tạo website sớm hơn. Hướng dẫn sử dụng Remote Desktop để truy cập VPS/Server Window Bằng tiện ích trong quá trình quản trị từ xa thông qua giao diện làm việc của máy tính, Remote Desktop được đánh giá là một trong những tính năng vô cùng thiết thực cho người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được việc ứng dụng Remote Desktop để truy cập VPS/ Server Window. Đừng lo! Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn "gỡ rối" ngay những thắc mắc với những bước hướng dẫn cụ thể. Xem thêm