Chứng chỉ SSL miễn phí với Let's Encrypt Share Share Share Hiện nay hầu hết các trang web đều đã hỗ trợ SSL (Secure Socket Layer). Nó mã hóa dữ liệu truyền đi giữa máy chủ web và trình duyệt và làm tăng tính bảo mật cho website. Ngoài ra, việc sử dụng SSL certificate (chứng chỉ SSL) là cần thiết bởi hiện tại Google đã ưu tiên xếp hạng website dựa theo giao thức https (HTTP + SSL), những website mà chỉ sử dụng giao thức http sẽ bị coi là "unsafe" (không an toàn). Có nhiều loại chứng chỉ SSL cung cấp các mức độ bảo mật khác nhau. Ví dụ chúng ta có thể mua một chứng chỉ SSL tại BizMaC với các mức giá khác nhau tùy từng loại. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ nói đến loại cơ bản nhất và làm thế nào để có được nó một cách miễn phí Một số cách để có chứng chỉ SSL miễn phí Sử dụng Cloudflare: Đây là một website cung cấp dịch vụ tăng tốc và bảo mật website, họ có cung cấp chứng chỉ SSL ở gói Free. Việc đăng ký rất dễ dàng nên mình sẽ không hướng dẫn ở đây. Chú ý là với website chỉ phục vụ người dùng tại Việt Nam thì chạy qua Cloudflare có thể sẽ chậm hơn 1 chút do sử dụng CDN server ngoài Việt Nam. Sử dụng Let's Encrypt: Sử dụng dịch vụ này chúng ta sẽ tự tạo SSL certificate cho riêng mình và hoàn toàn miễn phí. Cách tạo SSL certificate với Let's Encrypt Giả sử chúng ta đang sử dụng 1 server Ubuntu với tài khoản truy cập có quyền sudo và sử dụng web server là Nginx. Bước 1: Cài đặt gói letsencrypt (với bản mới sẽ đổi tên là certbot và dùng lệnh certbot thay cho letsencrypt) sudo apt-get update sudo apt-get install letsencrypt hoặc làm theo hướng dẫn tại trang chủ https://certbot.eff.org/ Bước 2: Tạo SSL certificate Thêm đoạn cấu hình sau vào block server của file cấu hình cho website (thường nằm trong /etc/nginx/sites-enabled hoặc /etc/nginx/conf.d) để cho phép truy cập vào thư mục ẩn (.well-known) phục vụ cho việc xác thực: ... location ~ /.well-known { allow all; } ... Khởi động lại Nginx (sau khi khởi động xong nhớ kiểm tra lại xem website còn hoạt động không ): sudo systemctl restart nginx Tạo SSL certificate (thay example.com bằng tên miền của bạn và /var/www/example.com là đường dẫn đến thư mục gốc của website): sudo letsencrypt certonly -a webroot --webroot-path=/var/www/example.com -d example.com -d www.example.com Nếu thành công output sẽ trông như sau: IMPORTANT NOTES: - If you lose your account credentials, you can recover through e-mails sent to freessl@itweb.vn - Congratulations! Your certificate and chain have been saved at /etc/letsencrypt/live/example.com/fullchain.pem. Your cert will expire on 2016-03-15. To obtain a new version of the certificate in the future, simply run Let's Encrypt again. ... Bước 3: Cấu hình SSL cho website Để tăng tính bảo mật, tạo Strong Diffie-Hellman Group (dùng cho Nginx) : sudo openssl dhparam -out /etc/ssl/certs/dhparam.pem 2048 Tạo 1 snippet cho Nginx để có thể tái sử dụng được khi muốn cấu hình cho nhiều website: sudo nano /etc/nginx/snippets/ssl-params.conf Nội dung file như sau: ssl_protocols TLSv1 TLSv1.1 TLSv1.2; ssl_prefer_server_ciphers on; ssl_ciphers "EECDH+AESGCM:EDH+AESGCM:AES256+EECDH:AES256+EDH"; ssl_ecdh_curve secp384r1; ssl_session_cache shared:SSL:10m; ssl_stapling on; ssl_stapling_verify on; ssl_dhparam /etc/ssl/certs/dhparam.pem; resolver 8.8.8.8 8.8.4.4 valid=300s; resolver_timeout 5s; add_header Strict-Transport-Security "max-age=63072000; includeSubdomains"; add_header X-Frame-Options DENY; add_header X-Content-Type-Options nosniff; Sửa file cấu hình cho website: Tạo redirect 301 cho block server listen 80 (http) nếu bạn chỉ muốn support https (khi người dùng truy cập với giao thức http sẽ tự động chuyển thành https) server { listen 80; server_name example.com www.example.com; return 301 https://$server_name$request_uri; } Tạo thêm 1 block server listen 443 (https) server { listen 443 ssl http2; server_name example.com www.example.com; ssl_certificate /etc/letsencrypt/live/example.com/fullchain.pem; ssl_certificate_key /etc/letsencrypt/live/example.com/privkey.pem; include snippets/ssl-params.conf; root /var/www/example.com; location ~ /.well-known { allow all; } } Chú ý thay toàn bộ example.com bằng domain của mình và đường dẫn root /var/www/example.com giống bước tạo SSL certificate. Sau khi cấu hình xong thì khởi động lại Nginx: sudo systemctl restart nginx Truy cập thử website để xem thành quả hoặc kiểm tra bằng trang sau: https://www.ssllabs.com/ssltest/analyze.html Gia hạn SSL certificate với Let's Encrypt SSL tạo theo cách sử dụng Let's Encrypt sẽ hết hạn sau 90 ngày và chúng ta sẽ phải gia hạn bằng lệnh sau: sudo certbot renew Để tự động hóa việc này chúng ta có thể cấu hình cronjob để tự động gia hạn chứng chỉ. Ví dụ cấu hình cronjob để tự động gia hạn mỗi 60 ngày: sudo crontab -e Thêm vào dòng sau (đặt lịch cứ mỗi 2 tháng tự động chạy lệnh renew vào lúc 0h30): 30 0 1 */2 * /usr/bin/letsencrypt renew && /bin/systemctl reload nginx Xong, vậy là website của chúng ta đã có thể truy cập qua giao thức https và không lo bị hết hạn . Tin tức liên quan 10 lợi ích khi sở hữu website đối với doanh nghiệp Ngày nay, có một website công ty cũng quan trọng như có một cửa hàng, văn phòng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 6/10 khách hàng mong đợi các thương hiệu có nội dung trực tuyến về doanh nghiệp của họ. Nếu bạn sở hữu hoặc điều hành một doanh nghiệp chưa thực hiện bước đó vào thế giới trực tuyến, đây là 10 lợi ích của website đối với doanh nghiệp sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao không tạo website sớm hơn. Sự khác biệt giữ giao thức HTTP VÀ HTTPS là gì? Nếu như để ý trên các trình duyệt mà bạn truy cập thì sẽ thấy ở một số trang web tự động thường có thêm tiền tố HTTP và HTTPS ở đằng sau URL của website đó. Vậy HTTP là gì? HTTPS là gì? Sự khác nhau giữa 2 giao thức này và tầm quan trọng của chúng trong thế giới web là gì? Cùng chúng tôi lý giải ở bài viết dưới đây nhé! Xem thêm