Ý nghĩa bông hồng đỏ, trắng, vàng cài áo trong lễ Vu lan là gì? Share Share Share Sắp tới ngày lễ Vu Lan hàng năm, theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam thì vào ngày lễ Vu lan có nghi thức "Bông hồng cài áo" - đây như một cách để những người con bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu kính với cha mẹ. Vậy việc cài bông hồng đỏ, vàng, trắng vào áo có ý nghĩa như thế nào? 1. Lễ Vu Lan là gì? Đã từ lâu, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ lớn và mang ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt trong năm. Đây là dịp cho chúng ta đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Lễ Vu Lan là ngày lễ thể hiện rõ nét truyền thống của dân tộc Việt Nam, dịp để những người con báo hiếu với ông bà, cha mẹ và bày tỏ lòng thành kính với họ. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Trung Hoa. Ngày nay, những người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Và cũng trong ngày này, người con sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức. Với ý nghĩa tốt đẹp, trải qua hàng ngàn năm, dần dần lễ Vu Lan đã lan rộng không chỉ là ngày lễ của đạo Phật mà còn trở thành ngày lễ báo hiếu của toàn thể người dân Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Bên cạnh đó, "Vu Lan" cũng là cách gọi ngắn gọn của "Vu Lan Bồn" được chuyển tự thành từ "ullambhana" trong tiếng Phạn có ý nghĩa là "giải thoát", ý chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục. Ngày lễ Vu Lan thường diễn ra cố định hàng năm vào rằm tháng 7 âm lịch (tức 15/07 hàng năm). Tính theo lịch dương thì ngày lễ Vu Lan sẽ rơi vào giữa tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tùy vào mỗi năm. Năm 2022, lễ Vu Lan rơi vào thứ 6 ngày 12 tháng 08 dương lịch. 2. Tại sao vào ngày lễ Vu Lan lại cài hoa hồng ở ngực áo Vào ngày lễ Vu Lan, người ta sẽ cài lên ngực một bông hoa hồng để bày tỏ lòng thành với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Những ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, nhà nhà trên khắp cả nước Việt Nam đều thành kính bước vào mùa VU Lan, mùa báo hiếu. Những ngày này, mọi người dù già hay trẻ, trai hay gái đều đến dự lễ Vu Lan. Họ thành kính và ngập tràn trong cảm xúc biết ơn khi đón nhận một bông hoa hồng cài lên ngực áo một cách trang trọng. Nghi thức bông hồng cài áo bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Từ trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản đúng vào Ngày của mẹ, thiền sư đã được một cô gái cài lên áo một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Khi hỏi thì thiền sư mới biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa hồng màu đỏ, ai mất cha mẹ thì được cài hoa hồng màu trắng. Và vào năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên quyển sách mang tên "Bông hồng cài áo". Chính câu chuyện của thiền sư đã khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan. Vào ngày lễ Vu Lan khi bước chân đến chùa, chúng ta không nên quên dừng lại để cài cho mình một bông hồng trên ngực áo. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, của sự cao quý, ngát hương. Việc nhớ về các đấng sinh thành và cài lên ngực bông hoa hồng là thứ tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà những người con muốn gửi tới các bậc sinh thành. Nhiều người Việt Nam đến ngày Vu Lan đều cài bông hoa hồng lên áo. 3. Nguồn gốc của nghi thức "Bông hồng cài áo" Nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu - đây là lễ hội lớn được ấn định tổ chức hàng năm vào ngày 14 - 15/05. Từ lâu ngày này đã trở thành một ngày trọng đại không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa tâm linh, văn hóa Phật giáo. Thực hiện đạo hiếu là bổn phận, trách nhiệm của mọi cá nhân chứ không phải riêng gì ai. Nghi thức "Bông hồng cài áo" là nét văn hóa mà mỗi khi nhắc tới là mỗi cá nhân đều cảm thấy thiêng liên biết ơn, là dịp nhắc nhở những người con cho dù bận bịu, bộn bề lo toan đến đâu thì vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu cho cha mẹ, vì họ đã vất vả hi sinh, chắt chiu nuôi dưỡng bạn nên người. Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ việc thiền sư Thích Nhất Hạnh lựa chọn sau chuyến thăm Nhật Bản. Đây được xem là một văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, khác với ý nghĩa về tình yêu đôi lứa thì hoa hồng theo quan niệm Phật giáo và đặc biệt trong dịp lễ Vu Lan thì hoa hồng đại diện tượng trưng cho sự thành kính, trân trọng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Trong một chuyến đi Nhật bản, thiền sư đã được một cô gái Nhật Bnar thành kính gài tặng một bông hoa hồng trắng lên ngực áo. Sau khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tìm hiểu thì được biết đến ý nghĩa cao đẹp của hành động đó. Khi trở về Việt Nam, ông đã chọn bông hoa hồng làm biể tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của Nhà phật và viết lên tác phẩm "Bông hồng cài áo" vào năm 1962. Vì đây là một phong tục đẹp nên dần dần người Việt đã học và làm theo trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu. Hoa hồng tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành dù cho họ còn hay không còn trên cõi đời này. Ngoài ra, hoa hồng còn thể hiện một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương. Ở Nhật Bản, theo phong tục của họ thì bông hoa hồng tượng trưng cho niềm hạnh phúc. Khi về đến Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thì hoa học được mọi người cài lên ngực áo để tỏ lòng biết ơn, tôn kính và mến yêu đến cha mẹ. 4. Ý nghĩa bông hồng đỏ, trắng, vàng cài áo trong ngày lễ Vu Lan Ngày nay, nhiều ngôi chùa ở Việt Nam có tổ chức hoạt động cài bông hồng trong ngày lễ Vu Lan. Những người đến chùa không phân biệt già trẻ lớn bé, gái hay trai đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, thầm nhắc nhở về công ơn của cha mẹ đối với mình. 4.1. Ý nghĩa của việc cài bông hồng đỏ trong ngày lễ Vu Lan Đại đức Thích Giác Giáo cho biết: trong buổi lễ Vu Lan thiêng liêng, ai còn cha mẹ sẽ được gài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ - đó là lời nhắc nhở ràng vẫn còn cha mẹ. Còn cả bầu trời yêu thương rộng lớn để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ rằng hãy luôn biết làm vui lòng cha mẹ. Người cài bông hồng đỏ là những người may mắn hẳn sẽ rất tự hào vì trên đời này họ còn cha mẹ. Cha như mặt trời, tuy đôi khi lạnh lùng, nghiêm khắc cấm đoán con nhưng điều đỏ chỉ với mục đích mong muốn con nên người, yêu thương con vô bờ. Giống như ánh mặt trời tuy luôn gay gắt nhưng nhờ ánh mặt trời đó mà mọi thứ phát triển: cây cối xanh tươi, hoa lá rực rỡ,... Mẹ như mặt trăng - luôn dịu dàng, hiền dịu giúp những đứa con bước ra khỏi màn đêm tăm tối, bao dung những lỗi làm của đứa con thơ. Dù mẹ có già trăm tuổi thì vẫn luôn yêu thương những đứa con của mình. 4.2. Ý nghĩa của cài hoa hồng trắng trong ngày lễ Vu Lan Những đứa con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt, ai mất cả cha và mẹ thì sẽ cài lên bông hồng trắng. Hoa hồng trắng mang màu tinh khiết ý nghĩa buồn thương, đồng thời nhắc nhở con người hãy sống thật tốt, thật ý nghĩa để những người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện nơi trần thế. Ai mang trên ngực bông hồng trắng sẽ thấy sự nhắc nhở rằng họ đã lỡ mất đi thứ quý giá nhất để từ đó hãy sống và hành động sao cho phải với lương tâm, với sự hy sinh vất vả của cha mẹ. 4.3. Ý nghĩa của cài hoa hồng vàng trong ngày lễ Vu Lan Ngoài màu hoa hồng đỏ và trắng thì còn có thêm hoa hồng mang sắc vàng được gắn trên ngực áo các tu sĩ. Hoa hồng vàng đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát (theo nghĩa nhà Phật). Sự cứu độ chúng sinh đạt tới sự giác ngộ là cách để báo đáp ân tình, báo hiếu cha mẹ ở hiện tại và các đời khác. Những tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn tất cả chúng sinh, việc cài hoa hồng vàng thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả. Màu vàng là màu của Đạo Phật - thể hiện sự giải thoát, cưu mang, tuệ giác. Trong dịp lễ Vu Lan, mọi người ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng,... còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát ( đây còn gọi là lễ xá tội vong nhân). Trong ngày lễ Vu Lan, người con có thể tặng món quà nhỏ cho cha mẹ mình. Những người đã mất cha mẹ thì hãy làm điều lành để chia sẻ đến cha mẹ hoặc lên chùa tụng kinh, niệm phật cầu siêu cho cha mẹ. Người dân cũng sửa soạn bàn thờ tổ tiên sao cho ấm cúng với hương hoa, sắm sửa tại gia đình. Ngoài ra, mọi người cũng nên làm từ thiện bố thí cho người nghèo để tạo công đức, chia sẻ năng lượng đến cha mẹ. Tin tức liên quan Gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2023 Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Top gợi ý mua sắm hoa Tết và cây cảnh đón lộc chào Xuân 2022 Người người nhà nhà đang tất bật chuẩn bị đón một năm mới lại đến. Trong không khí hân hoan chào Xuân ấy không thể thiếu đi những câu đối đỏ, những món ăn đậm nét Tết và đặc biệt là chậu cây cảnh hay bình hoa tươi tô điểm cho ngày Xuân. Mời bạn đọc cùng ITWeb điểm qua những loài cây cảnh và hoa Tết đem lại may mắn, tài lộc vào đầu năm mới. Xem thêm