Gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2023 Share Share Share Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Năm nay, ngày ông Công ông Táo nhằm ngày thứ Bảy, 14/1/2023 dương lịch. Năm 2023 cúng Ông Công Ông Táo ngày nào? Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) hàng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm, để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, nét văn hóa tâm linh này góp phần làm cho con người sống có chuẩn mực hơn, bớt tham sân si hơn và làm việc hành thiện nhiều hơn. Từ đó xây dựng cuộc sống xã hội tốt đẹp và hài hòa cả về tư tưởng lẫn vật chất. Nhiều người cho rằng nên cúng ông Công ông Táo trước 12 trưa 23 tháng Chạp vì sau 12h trưa, cổng thiên đình sẽ đóng lại. Khi đó ông Công ông Táo không thể báo cáo kết quả cho thiên đình. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, đây chỉ là quan điểm chung theo thông lệ và tập tục chứ không nhất định phải như vậy. Người miền Bắc có thể cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp và các ngày trước đó là ngày 20, 21, 22. Nhưng với người miền Nam, thời điểm thích hợp để cúng ông Công ông Táo lại vào buổi chiều tối ngày 23. Vì vậy việc cúng vào thời điểm nào là do cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng người dân từng nơi sao cho thuận tiện và thích hợp nhất. Nhưng thời gian cúng sẽ không vượt qua ngày 23 tháng Chạp. Để chọn ngày giờ đẹp cúng, nhiều gia đình thường làm trước ngày 23 tháng Chạp. Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023 Chuyên gia phong thủy Linh Quang nhận định, ngày ông Công ông Táo năm nay trùng ngày cuối tuần thứ 7 nên có thể đa số gia đình sẽ chọn cúng đúng ngày. Các gia đình có thể tham khảo những khoảng thời gian sau: - Ngày 20/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 13-15h. - Ngày 21/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 15-17h; 17- 19h. - Ngày 22/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 9-11h; 15-17h. - Ngày 23/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 9-11h; 13-15h. Khi cúng, gia chủ cần ăn mặc lịch sự. Trang phục nam nữ là quần dài, áo đẹp sáng màu, không hở và thành tâm lễ bái khấn nguyện với ngôn từ chuẩn mực. Muốn khấn cúng bài bản và đỡ rối, quên, gia chủ nên in sẵn bài cúng cầm tay đọc. Hoặc gia chủ cũng có thể khấn nôm theo tâm niệm mong cầu cá nhân. Ngoài ra, sau lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên trời cũng nên có phần cúng rước về. Theo phong tục dân gian, thường vào ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, ở một số vùng miền như một vài tỉnh miền Trung lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng, cùng lễ tạ năm mới. Việc cúng rước ông Táo về nhà được thực hiện từ 23h00 - 23h45 đêm giao thừa. Lễ vật cúng rước ông Táo cũng tương tự lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Tin tức liên quan Top gợi ý mua sắm hoa Tết và cây cảnh đón lộc chào Xuân 2022 Người người nhà nhà đang tất bật chuẩn bị đón một năm mới lại đến. Trong không khí hân hoan chào Xuân ấy không thể thiếu đi những câu đối đỏ, những món ăn đậm nét Tết và đặc biệt là chậu cây cảnh hay bình hoa tươi tô điểm cho ngày Xuân. Mời bạn đọc cùng ITWeb điểm qua những loài cây cảnh và hoa Tết đem lại may mắn, tài lộc vào đầu năm mới. Du lịch Tết Dương Lịch 2023: Top 12 địa điểm hấp dẫn nhất Các địa điểm du lịch Tết Dương lịch 2023 nào đẹp và hấp dẫn nhất? Cùng khám phá ngay những điểm đến siêu thú vị trong Tết Dương lịch 2023 với vô vàn trải nghiệm đáng nhớ trong bài viết dưới đây. Xem thêm